Định hướng nghiên cứu khoa học của các Bộ môn
Khoa Công nghệ hóa công bố định hướng nghiên cứu của các Bộ môn trong khoa trong giai đoạn 2020-2025
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA CÁC BỘ MÔN
TT | Bộ môn | Định hướng nghiên cứu |
1 | Hóa cơ sở | 1- Nghiên cứu các vật liệu mới ứng dụng làm xuc tác trong tổng hợp hữu cơ, hóa dầu và xử lý môi trường; 2- Nghiên cứu các vật liệu polime có khả năng phân hủy sinh học, các vật liệu compozit ứng dụng trong xử lý và bảo vệ môi trường; 3- Nghiên cứu sử dụng các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học thu được từ thiên nhiên ứng dụng làm thuốc trong y dược; 4- Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm tự nhiên ứng dụng làm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và dược phẩm. |
2 | Công nghệ Hóa hữu cơ | 1- Nghiên cứu tổng hợp và bán tổng hợp hợp chất hữu cơ định hướng tìm kiếm và phát hiện các hợp chất có hoạt tính sinh học cao nhằm ứng dụng trong y dược, hóa mỹ phẩm và bào chế chế phẩm là thực phẩm chức năng. 2- Nghiên cứu chế tạo vật liệu lai hữu cơ – vô cơ tiên tiến định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực: kết cấu đa chức năng, chuyển hóa và tích trữ năng lượng, y sinh. 3- Nghiên cứu chiết tách, tinh chế một số hoạt chất thiên nhiên từ cây cỏ Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất thuốc và sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. |
3 | Công nghệ Hóa dầu | 1- Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác - hấp phụ, vật liệu kích thước nano. Thực hiện các quá trình xúc tác trong lọc – hoá dầu, tổng hợp hữu cơ. 2- Tổng hợp nhiên liệu, dầu nhờn sinh học và nhiên liệu xanh; Nghiên cứu chế tạo, biến tính, tái chế các sản phẩm dầu mỏ. 3- Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý ô nhiễm môi trường dầu khí. 4- Bảo vệ và chống ăn mòn hệ thống đường ống, bể chứa dầu khí… |
4 | Công nghệ Hóa vô cơ – Hóa công | 1- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật và sản xuất các vật liệu: Vật liệu nano; Vật liệu tiên tiến; Vật liệu xúc tác; Vật liệu hỗn hợp Vô cơ-Hữu cơ; Phân bón; các chất và hợp chất vô cơ ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và môi trường; 2- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật chế biến các nguyên liệu từ tự nhiên và phế thải công nghiệp để sản xuất vật liệu phụ gia cho Xi măng, thủy tinh gốm sứ, Phân bón; Phụ gia cho Xi mạ; 3- Công nghệ và kỹ thuật chế biến khoáng sản và muối khoáng: Chế biến các muối khoáng và khoáng sản Việt Nam thành các chất, hợp chất có ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và đời sống. 4- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật và chế tạo các lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn kim loại dưới tác động bởi các điều kiện môi trường xâm thực khác nhau. 5- Nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật hấp phụ, chiết tách, trích li và tối ưu hóa các quá trình sản xuất hóa chất. |
5 | Công nghệ Hóa phân tích | 1- Nghiên cứu ứng dụng của các phương pháp phân tích hiện đại như phương pháp quang học, điện hóa, sắc ký,…trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, môi trường,… 2- Nghiên cứu phát triển các phương pháp phân tích nhằm xây dựng quy trình phân tích, nâng cao độ nhạy của phương pháp phân tích, thẩm định phương pháp phân tích… 3- Nghiên cứu ứng dụng của hóa phân tích trong thu hồi kim loại, chế tạo vật liệu xử lý môi trường. |
6 | Công nghệ Môi trường | 1- Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, đô thị, nông nghiệp 2- Xây dựng báo cáo tác động môi trường (ĐTM) cho dự án, các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp. 3- Nghiên cứu đánh giá, đề xuất biện pháp sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho đơn vị sản xuất. 4- Nghiên cứu xử lý các chất thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp, tái sử dụng thành các sản phẩm có ích như gạch không nung, phân bón (xử lý xỉ thải phốt pho Lào Cai, bùn thải, tro bay, xử lý rác thải…) 5- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mới trong xử lý nước thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế (nước thải mạ, nước thải bệnh viện, nước thải chăn nuôi, nước thải từ các làng nghề….), xử lý khí thải. 6- Nghiên cứu phát triển vi tảo thành nguyên liệu sản xuất, trong xử lý nước thải 7- Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải (bằng quá trình tự nhiên, vi tảo, oxy hóa nâng cao, kỹ thuật màng), xử lý khí thải (hấp phụ,…). |
7 | Công nghệ thực phẩm | 1. Cải tiến và hoàn thiện công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch và sản xuất thực phẩm (lương thực, sữa, thịt, thủy sản, các sản phẩm lên men, bia rượu, đường, bánh kẹo, chè, ca cao, cà phê, thuốc lá…) 2. Thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên trong công nghiệp thực phẩm. 3. Nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm có chứa lợi khuẩn (probiotic) cho người, gia súc và nuôi trồng thủy sản. 4. Nâng cao giá trị gia tăng của phế phụ phẩm nông nghiệp và của ngành công nghiệp thực phẩm. 5. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến, bảo quản thực phẩm và sản xuất thực ăn chăn nuôi. 6. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản thực phẩm. |
Chủ Nhật, 15:56 16/02/2020
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.